Những tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng chuyên nghiệp

1. Thiết kế không gian, nội thất nhà hàng

  • Tiêu chuẩn thiết kế cho không gian nhà hàng

Cách bài trí, sắp xếp và thiết kế không gian nhà hàng là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu làm nên sự thành công của hoạt động kinh doanh nhà hàng. Bạn cần chú ý tới diện tích và công năng của các khu vực: ăn uống, bếp, khu thanh toán, nhà vệ sinh… được phân bổ hợp lý và hài hòa.

  • Bài trí không gian trong nhà hàng

Không gian ăn uống thường được thiết kế ngay mặt chính nhà hàng, view trực tiếp ra không gian bên ngoài như sân vườn, cảnh quan cổng chính để tạo ấn tượng cho khách. Bên cạnh đó, giao thông trong nhà hàng cũng phải đảm bảo thuận tiện, dễ di chuyển.

Thêm vào đó, khu vực vệ sinh phải bố trí tách biệt, kín đáo để tránh làm ảnh hưởng đến không gian và ẩm thực của nhà hàng.

  • Diện tích tiêu chuẩn cho nhà hàng

Bạn nên dành khoảng 40 – 50% diện tích cho không gian ẩm thực, 30% cho không gian phòng bếp và khu vực phụ. Ngoài ra có một lưu ý là nếu nhà hàng phục vụ nhiều món ăn khác nhau đến từ các vùng, miền, châu lục… thì khu vực bếp cũng phải bố trí tách nhau ra để không ảnh hưởng đến hương vị của từng món ăn.

  • Thiết kế nội thất bên trong nhà hàng

Sẽ thật tuyệt vời nếu được thư giãn trong nhà hàng kết hợp hài hòa giữa món ăn ngon và không gian nội thất tinh tế, sang trọng. Thiết kế nội thất nhà hàng rất quan trọng, quyết định việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của bạn có gây được ấn tượng với khách hàng hay không.

Tiêu chuẩn thiết kế nội thất nhà hàng phải được sắp xếp một cách linh hoạt, khoa học, thống nhất với nhau tạo nên sự cân đối, hài hòa đáp ứng 2 yếu tố: đơn giản và thuận tiện.

Những nơi liên tục phải chịu sự tiếp xúc của con người nên được ốp đá hay gạch men, bề mặt sàn dễ lau chùi, quét dọn. Bạn cũng cần cân nhắc chất liệu nội thất bàn ghế sử dụng gỗ thịt hay gỗ công nghiệp.

2. Tiêu chuẩn thiết kế khu vực ăn uống

Tiêu chuẩn khu vực ăn uống

Thiết kế không gian ăn uống nhà hàng

Khu vực ăn uống là nơi trực tiếp mang lại doanh thu cho nhà hàng. Vì vậy, bạn cần phải chú ý đến những yếu tố như: không gian dành cho việc đi lại và không gian ngồi của thực khách. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng không gian này để tăng số lượng khách ngồi thì vô hình chung lại khiến cho không gian trở nên chật hẹp, gò bó, mất sự riêng tư, tạo cảm giác khó chịu cho khách hàng khi thưởng thức bữa ăn.

Diện tích tiêu chuẩn thiết kế khu vực ăn uống

Theo số liệu phân tích từ các chuyên gia, tiêu chuẩn chỗ ngồi trong nhà hàng tối thiểu từ 1m2 – 1,4m2 là lý tưởng nhằm đảm bảo tốt nhất sự thư giãn, thoải mái, tạo không gian riêng cho thực khách cũng như chỗ đi lại cho nhân viên phục vụ.

Đối với các nhà hàng thiết kế theo phong cách châu Âu dành riêng cho thực khách nước ngoài, sẽ có diện tích rộng hơn khoảng 1m6 – 1m8. Số liệu này có thể linh động tùy vào từng không gian cụ thể mà người thiết kế cảm thấy cân đối.

Ngoài ra, giữa mỗi bàn ăn cũng nên cách khoảng 1m để tránh sự va chạm và đảm bảo sự riêng tư cho thực khách.

3. Thiết kế khu vực quầy bar

Tiêu chuẩn thiết kế quầy bar

Quầy bar – khu vực quan trọng không thể thiếu tại mỗi nhà hàng. Đây là nơi tạo nên điểm nhấn thu hút thực khách. Việc chú trọng thiết kế kiểu dáng, kích thước quầy bar không chỉ giúp cho không gian nhà hàng của bạn trở nên nổi bật, mà nó còn giúp nhân viên phục vụ khách hàng dễ dàng và hiệu quả hơn. Sau đây là những tiêu chuẩn thiết kế quầy bar nhà hàng quan trọng không thể bỏ qua.

Lưu ý khi thiết kế quầy bar

Khi thiết kế quầy bar các bạn chú ý đến những ghi nhớ quan trọng sau:

  • Quầy bar phải được thiết kế thoải mái, tiện dụng.
  • Yếu tố tiết kiệm không gian phải lên hàng đầu.
  • Thiết kế phù hợp với tầm với của Bartender.
  • Mẫu quầy bar đẹp chuyên nghiệp và có dấu ấn.
  • Chất liệu lẫn kiểu dáng phải dễ dàng vệ sinh.

4. Tiêu chuẩn thiết kế khu vực bếp

Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng

Khu vực bếp là nơi bắt nguồn cảm hứng, là nơi tạo ra những món ăn ngon và đẹp mắt, mang đến chất lượng hình ảnh dịch vụ của nhà hàng. Vì vậy, khi thiết kế khu vực này cần đảm bảo sạch sẽ, không gian thoải mái, kích thích sự sáng tạo của các đầu bếp và tích cực làm việc của nhân viên. Thiết kế khu vực bếp đạt chuẩn giúp tối đa hóa công năng, đặc biệt trong những giờ cao điểm.

Mỗi một nhà hàng lại có một cách bố trí và thiết kế bếp nhà hàng chuyên biệt. Tuy nhiên, về cơ bản thì thiết kế bếp nhà hàng vẫn phải đảm bảo cân xứng giữa khu vực nấu nướng và khu vực ăn uống của khách và đáp ứng được các nguyên tắc chung là thông thoáng, sạch sẽ, không bị tắc nghẽn đường đi. Cứ 100 chỗ ngồi thì sẽ cần ít nhất 50m2 nhà bếp.

  • Khu nấu nướng, chế biến: Cần thiết bị tủ nấu cơm, bếp gas công nghiệp, bếp á công nghiệp, bếp âu công nghiệp, bếp chiên nhúng, bếp điện từ công nghiệp,…
  • Khu bảo quản thực phẩm: Thiết bị tủ đông, tủ mát hoặc thiết kế kho lạnh để bảo quản thực phẩm, xe đẩy inox để chuyển thực phẩm.
  • Khu sơ chế thực phẩm: Cần thiết bị giá kệ inox, khay inox, thớt, dao, máy cưa xương, chậu rửa 2 hố hoặc 3 hố, thùng rác.
  • Khu pha chế và phục vụ đồ uống: Cần các thiết bị máy ép hoa quả, đồ chế cocktail, máy sinh tố, tủ bảo quản rượu…
  • Khu rửa bát đĩa: Gồm thiết bị chậu rửa, vòi phun tráng…
  • Khu để bát, đĩa, đũa: Cần có tủ sấy bát công nghiệp.

Khi thiết kế bếp nhà hàng, các kiến trúc sư cần hướng đến sự thuận tiện cho các thao tác tay của đầu bếp để có thể bố trí khu vực để dụng cụ và thiết bị bếp tiện lợi nhất cho người sử dụng. Đối với mỗi nhà hàng đều nổi bật với một hoặc một vài món đặc sản, vì thế các trang thiết bị chế biến cần đảm bảo đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi nhất để người đầu bếp chế biến các món đó.

5. Thiết kế khu vực thanh toán

Thông thường quầy thu ngân và quầy bar được gộp làm một. Khu vực này được xem là bộ mặt của nhà hàng nên khi thiết kế cần đặc biệt quan tâm.

Khu vực thanh toán cần một diện tích và không gian vừa phải, không cần quá rộng cũng như quá hẹp gây khó chịu. Chiều cao trung bình thuận lợi cho quá trình thu ngân là khoảng 110cm – 120cm. Để tạo điểm nhấn, ấn tượng tốt trong mắt thực khách, bạn nên trang trí những món đồ nội thất nhỏ, chậu cây xanh,…

Đặc biệt chú ý đưa yếu tố phong thủy vào khi thiết kế khu vực này để đem lại may mắn, tiền tài, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nhà hàng.

6. Thiết kế khu vực nhà vệ sinh

Khu vực vệ sinh được coi là công trình phụ trong thiết kế nhà hàng ăn uống, tuy nhiên khu vực này cũng cần phải đặc biệt chú ý cho dù là nhà hàng bình dân hay hiện đại.

Lưu ý trong thiết kế nhà vệ sinh

  • Nhà vệ sinh có thể dễ dàng tìm kiếm đối với tất cả khách hàng.
  • Khu vực vệ sinh thiết kế đẹp, sạch sẽ.
  • Khuyến khích có nhà vệ sinh cho người khuyết tật.
  • Nhà vệ sinh cần trang bị đầy đủ tiện ích.
  • Hệ thống ánh sáng lắp đặt thích hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *